DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

KHÁM TỔNG QUÁT

 

  • Kiểm tra thị lực (có hoặc không có kính mắt)
  • Đánh giá phản xạ đồng tử
  • Kiểm tra chức năng cơ mắt
  • Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi (bên)
  • Kiểm tra phía trước của mắt bằng một kính hiển vi thẳng đứng (đèn chiếu qua khe)
  • Kiểm tra nhãn áp
  • Kiểm tra phía sau của mắt

ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ

Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa.

Ai cũng có thể bị nhược thị

Còn được gọi là bệnh “mắt lười”, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác.

Hình ảnh Bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm, chữa thế nào?

Mắt được chẩn đoán là nhược thị là khi đã chỉnh kính tối ưu nhưng thị lực vẫn dưới 7/10 hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2 độ.

Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Tiếp đến là nhược thị do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).

Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi...

Nhược thị là còn là do sự suy giảm thị lực khi võng mạc không được kích thích hoặc do tổn thương ở khu vực  cạnh trung tâm hay trung tâm của võng mạc – hoàng điểm (điểm vàng)

Chữa nhược thị không khó

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nếu nhược thị không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động là phương pháp điều trị rất tốt.

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần có những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt.

 

Hình ảnh Bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm, chữa thế nào?

Kiểm tra mắt khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên để chủ động bảo vệ mắt kịp thời

Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân. Trong đó, phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Do đó, cần thường chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách thường xuyên đo độ nếu mắt có tật khúc xạ. Không nên xem thường mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.

ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

Tật khúc xạ là gì ?

Kết quả hình ảnh cho tật khúc xạ mắt là gì

Tật khúc xạ gồm 3 loại : cận thị, viễn thị , loạn thị. Cận thị là trường hợp ta nhìn xa mờ, nhìn gần rõ, thường gặp ở tuổi học đường.

1.Viễn thị có 2 dạng: viễn thị nhẹ thì nhìn xa rõ, nhìn gần mờ; viễn thị nặng thì nhìn cả xa lẫn gần đều mờ.

2.Loạn thị là trường hợp ta luôn nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo nhìn hình ảnh biến dạng (nhìn đường thẳng thấy không thẳng, nhìn hình tròn thành hình bầu dục hoặc méo mó không đều).

3. Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị. Những dấu hiệu báo động có thể bị tật khúc xạ: xem tivi hay cái gì thì phải lại gần mới thấy, nhìn xa hay gần không rõ, nhìn hình ảnh biến dạng, hay nheo mắt khi nhìn, kết quả học tập, lao động giảm sút, hay dụi mắt khi nhìn, hay mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập, hay nghiêng đầu khi nhìn, lé mắt.

Nguyên nhân của tật khúc xạ có thể do bẩm sinh, di truyền (60% các trường hợp). Số còn lại là do tác động của môi trường như thời gian và mức độ sử dụng mắt (làm việc bằng mắt quá nhiều ≥8h/ngày và quá lâu liên tục ≥2 giờ), cường độ ánh sáng quá tối và nhìn vật quá gần, sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt… Chính vì vậy, để phòng mắc tật khúc xạ, chủ yếu cận thị, cần đảm bảo khi ngồi học, đọc, viết đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn) và đủ ánh sáng, không đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu, quá nhiều. Sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính cần nghỉ 5 - 10 phút, xoa nhẹ mi mắt.

Kết quả hình ảnh

TƯ VẤN PHẪU THUẬT

Hiện nay, có nhiều những phương pháp để chữa trị các triệu chứng này, phổ biến nhất vẫn là đeo kính và mổ mắt laser. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu rõ hai phương pháp này? Cũng như, liệu rằng hai phương pháp này đã thực sự hợp với nhu cầu và cuộc sống của bạn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về mổ laser, để bạn có thể chọn ra một phương án phù hợp với đôi mắt mình nhất nhé.

 

 Mổ laser

 

 

Cho tới thời điểm này, phẫu thuật khúc xạ bằng laser excimer vẫn là phương pháp phổ biến nhất để điều trị vĩnh viễn tật khúc xạ. Đây là phương pháp có tính an toàn, hiệu quả và chính xác cao. Tuy nhiên những trường hợp tật khúc xạ quá nặng cần thực hiện phẫu thuật khúc xạ nội nhãn. 

1. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer tác động lên giác mạc, phần vỏ trong suốt ở phần trước của mắt. Tia Laser bẻ gãy các liên kết phân tử, làm bay hơi nhu mô giác mạc theo một chương trình định sẵn tùy loại và mức độ tật khúc xạ. Bằng cách đó, hình dạng của giác mạc, công suất khúc xạ của nhãn cầu thay đổi và tật khúc xạ của bệnh nhân được điều chỉnh. Có hai loại phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer: Phẫu thuật LASIK và Laser bề mặt.

     - Phẫu thuật LASIK được dùng cho đa số bệnh nhân: Lớp vạt mỏng khoảng 120 micron ở ngoài cùng của giác mạc được tạo ra và lật lên. Laser chiếu trên bề mặt để làm giảm hoặc tăng độ cong giác mạc (chữa cận thị và viễn thị) hoặc làm đều giác mạc (chữa loạn thị). Sau khi chiếu Laser, vạt giác mạc được đậy lại, tự liền không cần khâu.

               + Ưu điểm: Mổ mắt cận với LASIK không đau, thị lực phục hồi sau 2-5 giờ, khúc xạ ổn định nhanh.

               + Nhược điểm: Mổ mắt cận với LASIK không điều trị được khi giác mạc quá mỏng hoặc khi tật khúc xạ quá cao. 

     - Phẫu thuật Laser bề mặt (EpiLASIK, PRK, LASEK): Lớp tế bào biểu mô trên cùng (khoảng 50-60 micron) được bóc bỏ và chiếu laser, lớp tế bào này được cơ thể tự tái tạo để phủ lại trên bề mặt trong vòng 3 – 5 ngày. 

    • Ưu điểm: Mổ mắt cận với Laser bề mặt áp dụng cho trường hợp giác mạc mỏng, độ cận trung bình và nhẹ. Không bị biến chứng vạt giác mạc. An toàn và phù hợp cho những người có đặc thù công việc hoặc phong cách sống dễ chấn thương (cảnh sát, quân nhân, võ sĩ...). 
    • Nhược điểm: Mổ mắt cận với Laser bề mặt kích thích và cộm xốn, chảy nước mắt trong 3-5 ngày khi lớp biểu mô chưa tái tạo. Thị lực chậm phục hồi hơn và khúc xạ dao động nhiều hơn so với LASIK. Cần tái khám, nhỏ thuốc đều đặn, đầy đủ và theo đúng chỉ dẫn để kiểm soát tính trong suốt của giác mạc.

2. Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn được sử dụng cho các trường hợp tật khúc xạ quá nặng, nhiều trường hợp phải phối hợp với phẫu thuật cận thị Laser Excimer. Để điều trị những trường hợp này bác sĩ sẽ đặt bổ sung một thấu kính vào bên trong mắt hoặc thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thấu kính nhân tạo.

     - Ưu điểm: Điều trị được độ nặng.

     - Nhược điểm: Can thiệp nội nhãn, tính chính xác thấp hơn phẫu thuật laser.

KÍNH MẮT VÀ PHỤ KIỆN

123